-->

Post Top Ad

Wednesday, October 4, 2017

6:18 PM

Cách tăng Google Pagerank cho website



Googe Pagerank tuy không phải là yếu tố duy nhất và quyết định đối với kết quả tìm kiếm, nhưng vẫn được rất nhiều webmaster ưu ái.
Thông thường Google cập nhật chỉ số Pagerank (toolbar) 3 tháng 1 lần.
Những yếu tố tính Pagerank chủ yếu dựa vào backlinks (liên kết từ site khác trỏ về trang của bạn), lượt truy cập (traffic), tính cập nhật của website (refresh)...
Như vậy, để tăng Google Pagerank của trang chủ, bạn cần thường xuyên cập nhật nội dung và mỗi lần như thế phải có sự khác biệt ở trang chủ, ví như sẽ có 1 bài mới ở sidebar hay ở phần tiêu điểm. Dĩ nhiên nội dung của bạn phải không nên loãng và quá xa với chủ đề (niche) của website, trừ phi site bạn là site tin tức tổng hợp.
Nội dung là tự thân vận động, tự viết càng tốt. Nhưng như thế là chưa đủ để tăng Pagerank. Bạn cần tìm thêm nhiều backlinks chất lượng.
Thế nào là backlinks chất lượng? Đó là những liên kết phải liên quan, cùng chủ đề với website bạn. Dĩ nhiên nếu page đặt link có Pagerank cao càng tốt, nhưng đó không phải là ưu tiên duy nhất.
Ngoài ra bạn cũng nên tối ưu các liên kết nội bộ (internal links), xử lý các dấu slash (/) cho thống nhất, hay như bỏ bớt index.php hoặc file extension khác nếu có, hoặc chỉ chọn 1 phiên bản có hoặc không có www.
6:16 PM

Google PageRank là gì?

Bạn hay theo dõi thứ hạng Alexa. Tình cờ bạn nghe được 2 webmaster tranh luận:
Webmaster A: Site của em vừa lên top 50k (50.000) Alexa rồi, mừng thiệt bác hehe!
Webmaster B: Thời nào rồi mà còn tin Alexa bác? “Pro” bây giờ toàn nhìn vào PageRank thôi! Alexa 50k mà PageRank3 bèo nhèo thế kia thì không thể so với site PageRankcủa người ta! À mà Google vừa update (cập nhật) PageRank sáng nay đấy, site tớ từ PageRank4 lên 5 nè kekeke…
Bạn tự hỏi không biết PageRank(PR) là gì, được tính ra sao, bao lâu cập nhật một lần? v.v…
Mình sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi trên thông qua các bài viết. Nhưng trước hết mình có thể giải thích ngay rằng  PageRank - PR, khác với Public Relations – quan hệ công chúng).
Ngoài ra mình cũng sẽ giải đáp vài thắc mắc của webmaster như:
- Sao site tớ lâu quá rồi mà vẫn PageRank 0?
Trao đổi link với site có PageRank thấp hơn hoặc bằng 0 có sao không?
- PageRank thấp hoặc bằng 0 là site kém?
- Site mình có PageRank cao hơn site kia nhưng lại xếp dưới trong SERPs? Anchor text vs PageRank? Googlebomb ra sao? v.v…

Google PageRank – Thước đo tầm quan trọng tương đối của trang web

Google xem mỗi liên kết (link) là một lá phiếu (vote). Trang web B link đến trang A được Google hiểu là trang B bỏ phiếu cho trang A, hay nói cách khác trang A được 1 phiếu bầu từ trang B.
Mỗi phiếu bầu có giá trị khác nhau. Google không chỉ quan tâm đến số lượng mà còn phân tích chính “trọng lượng” (tức tầm quan trọng) của lá phiếu. Cả trang B và trang C cùng trỏ về (link đến) trang A nhưng nếu bản thân trang B quan trọng hơn trang C thì trọng lượng lá phiếu của trang B dành cho trang A sẽ “nặng” hơn của trang C dành cho trang A.
Trọng lượng lá phiếu vẫn chưa quan trọng bằng mức độ liên quan giữa 2 đối tượng cho và nhận lá phiếu. Độ tương quan (tức điểm chung) giữa 2 trang web được tính dựa trên mức độ khớp giữa chủ đề (theme) và nội dung (content) của chúng.
Google PageRank tính cả mức độ liên quan giữa 2 trang liên kết và tầm quan trọng nội tại của trang bầu chọn để xác định giá trị trang được bầu chọn. Trang A có nội dung về thương mại điện tử sẽ chẳng nhận được giá trị nào từ trang D nếu trang D bàn về bóng đá.
Tầm quan trọng của trang bầu chọn và độ tương quan giữa trang được bầu chọn và trang bầu chọn tạo nên giá trị hay chất lượng liên kết.
Kết luậnGoogle PageRank là hệ thống kiểm định giá trị liên kết nhận được, dựa vào số lượng và chất lượng liên kết, để quyết định tầm quan trọng của trang web. Ngoài ra PageRank còn tính dựa trên những yếu tố khác mà Google không công khai (vì e ngại webmaster sẽ “chạy đua PageRank ”một cách không công bằng.)
Ngoài ra, đối với Google, PageRank là một trong những yếu tố then chốt (then chốt, không phải duy nhất và quan trọng nhất) ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng trang web trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Tuy nhiên trang A có PageRank cao chưa chắc xếp hạng tốt hơn trang B có PageRank thấp hơn nếu trang A có chủ đề và nội dung không khớp với từ khóa người dùng gõ vào ô tìm kiếm Google (sẽ minh họa sau).
PageRank có giá trị 0-10 và có thể nhìn thấy thông qua Google Toolbar
Ví dụ PageRank của SEO top google vẫn chỉ là số 0 tròn trĩnh (nhưng mình hoàn toàn tin lần cập nhật sau sẽ khác ^_^).
PageRank của từng trang trong website độc lập nhau gọi là Internal PageRank (thay đổi thường xuyên, có thể là một tuần vài lần và không nhận thấy qua toolbar), phân biệt với Google Toolbar PageRank (khoảng 3-4 tháng thay đổi một lần, có thể nhìn thấy ở toolbar).
Để minh họa, mình dùng 1 ví dụ xã hội về giá trị phiếu bầu ảnh hưởng đến thứ hạng trên kết quả tìm kiếm như sau. 
Công ty XYZ cần tuyển 1 trị trí chuyên gia SEO (SEO Expert)
Vòng cuối cùng còn lại 3 ứng viên, hiện là 3 chuyên viên SEO (SEO Specialist) đều đạt tiêu chuẩn (gần) như nhau về kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm. Khác biệt duy nhất giữa 3 chuyên viên này nằm ở phần Người giới thiệu (Reference): 
Ứng viên A được Sếp công ty hiện tại – một người uy tín trong làng SEO Việt Nam đề cử. 
Ứng viên B được một người chú ruột rất có uy tín trong lĩnh vực may mặc giới thiệu. 
Ứng viên C ghi tên một đồng nghiệp là chuyên viên SEO trong nhóm SEO tự do (Freelance SEO) ở phần Người giới thiệu. 
Kết quả cuối cùng: Chuyên viên A sẽ trúng tuyển vị trí SEO Expert của công ty XYZ.
Tại sao không phải là anh B vì anh ta cũng được một người uy tín giới thiệu? Đơn giản, cây đa cây đề trong lĩnh vực may mặc không thể hiểu biết về khả năng SEO của ứng viên. Nói cách khác, lĩnh vực hoạt động của Người giới thiệu và anh B không giống nhau.
Tại sao không là anh C khi anh ta được người cùng ngành giới thiệu? Vì tiếng nói của người giới thiệu anh C không bằng cây đại thụ SEO Việt Nam.
Trong ví dụ trên, kết quả tuyển chọn ví như kết quả tìm kiếm, ứng viên A, B, C lần lượt là website A, B, C. Người giới thiệu 1, 2, 3 chính là 3 lá phiếu (liên kết) dành cho 3 website. Và kết quả tuyển chọn đã được giải thích thông qua Google PageRank.
(còn tiếp…)
Bổ sung: ngay thời điểm mình viết bài này, Google Toolbar PageRank vừa cập nhật giải thuật, “bãi bỏ” một số hình phạt đã áp dụng trước đây…
6:12 PM

Làm thế nào để Google index blog/ website của bạn nhanh hơn?

Làm thế nào để Google index blog/ website của bạn nhanh hơn?


Làm thế nào để Google index blog/ website của bạn nhanh hơn?
lam-the-nao-de-google-index-nhanh-hon
Bất cứ khi nào tạo một blog/ website mới, bạn chắc hẳn sẽ muốn site của mình được chú ý bởi mọi người phải không nào? Cách tốt nhất để mọi người có thể nhanh chóng tìm thấy blog/ website của bạn là thông qua các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing. Muốn làm được điều đó, bạn phải chắc chắn rằng Google đã index (lập chỉ mục) blog/ website của bạn. Có nghĩa là Google đã liệt kê site của bạn vào danh sách kết quả tìm kiếm. Thông thường Google sẽ dùng Google Bots để thu thập dữ liệu blog/ website của bạn và thêm nó vào Google Index. Việc này đôi khi phải mất nhiều thời gian, đặc biệt với các site mới thành lập.
Tham khảo thêm:
Là một blogger/ webmaster, chắc hẳn bạn sẽ muốn blog/ website của mình được Google index càng sớm càng tốt phải không nào? Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách để làm điều đó trong vòng 24 giờ hoặc ít hơn.

Site của bạn được Google index hay chưa?

Trước khi đi vào vấn đề chính, tôi khuyên bạn nên kiểm tra xem site của mình đã được lập chỉ mục hay chưa. Hãy truy cập google.com.vn và nhập site:yourdomain.com vào hộp tìm kiếm. Nếu không có bất cứ kết quả nào được trả về thì có nghĩa là Google chưa lập chỉ mục blog/ website của bạn (tất nhiên, trừ trường hợp bị dính blacklist hoặc sandbox ra).
ket-qua-tim-kiem-site-ebooksvn-com

Google crawling và indexing là gì?

Các thuật ngữ như crawling và indexing có vẻ hơi mới lạ đối với những bạn mới bắt đầu.
  • Crawling (thu thập dữ liệu) là quá trình Google Bots (phần mềm bot tìm kiếm) truy cập các liên kết của các blog/ website trên toàn thế giới, thu thập thông tin và gửi chúng về Google Indexer.
  • Indexing là quá trình xử lý các thông tin thu thập của Google Bots thông qua crawling. Nhờ quá trình này, Google sẽ thêm blog/ website của bạn vào danh sách kết quả tìm kiếm.
Vấn đề là làm thế nào để Google Bots có thể tìm thấy blog/ website của bạn? Google Bots phát hiện ra blog/ website mới thông qua sơ đồ trang web (sitemap) và các liên kết. Điều đó có nghĩa là nếu các Google Bots tìm thấy link blog/ website của bạn trên một trang bất kỳ, nó sẽ thu thập thông tin và gửi về cho Google Indexer.

Làm thế nào để Google index dữ liệu nhanh chóng?

Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem làm thế nào để giúp Google Bots tìm ra blog/ website của bạn một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích. Chúng cũng sẽ giúp bạn có được một lượng truy cập không hề nhỏ.

Gửi sitemap đến GWT và gửi URL site đến Google

Google Webmaster Tools (GWT) hay Google Search Console là một dịch vụ quản trị web miễn phí của Google. Nó cho phép bạn kiểm tra tình trạng lập chỉ mục và cường độ thu thập dữ liệu cho blog/ website. Nó sẽ giúp bạn hiểu những gì đang xảy ra với site của mình.
Điều đầu tiên bạn cần làm là xác minh quyền sở hữu blog/ website với GWT. Sau đó, gửi sơ đồ trang web (sitemap) của bạn đến GWT.
Nếu bạn chưa biết sitemap là gì thì đây là một số thông tin dành cho bạn. Sitemap là một file XML, có chứa tất cả URL của trang, bài viết, chuyên mục… trên blog/ website của bạn. Nó giúp Google Bots thu thập thông tin và lập chỉ mục site của bạn dễ dàng hơn.
xml-sitemaps-demo
Cùng với GWT, tôi cũng khuyên bạn nên thiết lập Google Analytics cho site của mình. Nó giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập vào blog/ website.
Một điều nữa bạn có thể làm là gửi URL site tới Google. Mặc dù rất nhiều người nghĩ rằng nó không thực sự hữu ích, nhưng tôi vẫn khuyên bạn nên làm điều đó. Vì nó chỉ khiến bạn mất một chút thời gian mà thôi. Truy cập trang Submit URL, nhập URL và mã captcha, sau đó click vào nút “Gửi yêu cầu“.
gui-url-blog-website-den-google-webmaster-tools

Thêm link site của bạn vào các tài khoản mạng xã hội và xác minh Google+ Authorship

Tất cả các mạng xã hội đều cho phép bạn thêm link blog/ website vào hồ sơ lí lịch. Tất cả những gì bạn cần làm là chỉnh sửa hồ sơ và thêm link blog/ website của bạn vào. Các mạng xã hội phổ biến bao gồm FacebookTwitterLinkedInPinterestYouTube… sẽ giúp bạn dễ dàng giới thiệu blog/ website với bạn bè và tăng thêm lưu lượng truy cập.
Điều tiếp theo bạn cần làm là xác minh Google+ Authorship. Nó sẽ hiển thị tên tác giả trên kết quả tìm kiếm của Google.
google-authorship-ebooksvn
Nếu bạn chưa biết cách xác minh Google Authorship, hãy tham khảo bài viết “7 Sai lầm chết người trong SEO mà bạn cần phải tránh“.
Và điều quan trọng là đừng quên tạo các tài khoản xã hội cho blog/ website của bạn. Nó sẽ giúp kết nối blog/ website với các độc giả. Nó cũng sẽ giúp các bots tìm kiếm phát hiện ra site của bạn một cách dễ dàng.

Cập nhật WordPress ping list. Ping thủ công cũng rất hữu ích

Dịch vụ ping giúp bạn thông báo cho công cụ tìm kiếm rằng blog/ website của bạn đã được cập nhật. WordPress có sẵn một dịch vụ ping mặc định. Khi bạn xuất bản một bài viết mới trên blog/ website, WordPress sẽ tự động thông báo cho các trang web ping.
Để cập nhật ping list, hãy truy cập WordPress Dashboards => Settings => Writting, kéo xuống dưới và bạn sẽ tìm thấy ping list trong mục Update Services. Tại đây, bạn có thể thêm vào link của các trang web ping.
wordpress-ping-service

Bắt đầu xây dựng backlinks. Commenting là cách dễ dàng nhất

Một trong những cách tốt nhất để có được thứ hạng cao trong bảng kết quả tìm kiếm là xây dựng backlinks chất lượng cao. Hãy tạm quên đi thứ hạng, bây giờ công việc của chúng ta là tìm cách để Google index một cách nhanh nhất.
Backlinks là liên kết đến một trang web từ các trang web khác. Bất cứ khi nào bạn có một liên kết trên các trang web khác, blog/ website của bạn có cơ hội được Google Bots thu thập dữ liệu thông qua các liên kết. Và tất nhiên, cuối cùng, Google sẽ lập chỉ mục blog/ website của bạn.
Đây là những cách tốt nhất để xây dựng backlinks:
  • Làm cộng tác viên viết bài cho các blog/ website nổi tiếng.
  • Bình luận trên các blog/ website khác.
  • Đăng bài trên các diễn đàn trực tuyến, Yahoo Answer
  • Chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội.
  • Viết bài chất lượng để người khác tự liên kết lại với blog/ website của bạn.

Gửi site của bạn đến các trang bookmarking, cộng đồng blog

Như tôi đã nói, Google Bots thường tìm ra blog/ website của bạn thông qua các liên kết. Nên những gì bạn cần làm là cố gắng chèn liên kết lên một số trang web phổ biến. Dưới đây một số trang web mà bạn có thể sử dụng để phát tán liên kết blog của mình.
  • Bookmarking sites: gửi site của bạn đến các trang web bookmark như Delicious và StumbleUpon.
  • Blog directories: gửi site của bạn vào các blog directories như Technorati và Blogcatolog.
  • Website stats program: có một số trang web lưu trữ số liệu thống kê tên miền của bạn trên thư mục của họ. Bạn có thể sử dụng IMT Website submitter để gửi site của bạn đến các trang web này.
Nếu bạn làm theo các bước trên, blog/ website của bạn sẽ được lập chỉ mục trong vòng 24 giờ. Một khi blog/ website của bạn đã được lập chỉ mục, bạn sẽ bắt đầu nhận được lưu lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm của Google. Thật tuyệt vời phải không nào? Nếu bạn có bất kỳ chiến thuật nào khác để Google lập chỉ mục nhanh hơn, hãy chia sẻ nó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới.
6:10 PM

Hướng dẫn chèn widget Alexa rank vào WordPress

Hướng dẫn chèn widget Alexa rank vào blog/ website WordPress.
huong-dan-chen-widget-alexa-rank-vao-wordpress
Rank Alexa hiện tại không còn là một thông số được nhiều người tín dụng, khi mà người ta có thể “leo” rank Alexa chóng mặt với chỉ một vài thủ thuật đơn giản. Điểm yếu chết người của nó chính là không hỗ trợ chèn mã theo dõi vào blog/ website (giống như Google Analytics) đối với các tài khoản miễn phí, dẫn đến việc theo dõi lưu lượng truy cập không chính xác. Nhiều blogger/ webmaster đã lợi dụng điểm yếu này để tạo traffic “ảo” nhằm tăng rank cho blog/ website của họ.
Tham khảo thêm:
Tuy nhiên, một số nhà quảng cáo tại Việt Nam hiện tại vẫn sử dụng rank Alexa làm một trong những thước đo quan trọng để quyết định xem có nên hợp tác với blog/ website của bạn hay không. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Alexa theo dõi lưu lượng truy cập của bạn một cách chính xác hơn và giúp bạn cải thiện Alexa rank theo đúng nghĩa (không phải rank “ảo”)?
Một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể làm chính là chèn widget Alexa rank vào blog/ website của mình. Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách để làm điều đó với plugin Alexa Rank Widget.

Chèn widget Alexa rank vào blog/ website WordPress

1. Đầu tiên, các bạn cần phải cài đặt và kích hoạt plugin Alexa Rank Widget.
cai-dat-va-kich-hoat-plugin-alexa-rank-widget
2. Truy cập vào Appearance => Widgets, kéo thả widget có tên là “Alexa Rank Widget” vào khu vực mà bạn mong muốn. Sau đó, tiến hành các thiết lập cần thiết cho widget.
thiet-lap-alexa-rank-widget
Trong đó:
  • Title: đặt tiêu đề cho widget.
  • Website Name: địa chỉ blog/ website của bạn.
  • Button Size: chọn kích thước và hình dạng cho widget (squre: hình vuông, vertical: hình chữ nhật khổ dọc).
3. Sau khi hoàn tất, click vào nút “Save” để lưu lại các thiết lập.
Và đây là kết quả:
  • Widget dạng hình vuông:
alexa-rank-widget-ngang
  • Widget dạng chữ nhật khổ dọc:
alexa-rank-widget-doc
Thật tuyệt vời phải không nào? Chúc các bạn thành công!
6:09 PM

10 Cách giúp tăng rank Alexa cho blog/ website của bạn

Top 10 phương pháp hữu ích giúp tăng rank Alexa cho blog/ website của bạn.
top-10-cach-giup-tang-rank-alexa-cho-trang-web-cua-ban
Bạn có muốn blog/ website của mình nằm trong danh sách các trang web phổ biến nhất trên thế giới? Tôi nghĩ tất cả mọi người đều muốn điều đó. Vậy những số liệu chính nào quyết định sự phổ biến của một trang web? Tôi phải nói rằng rank Alexa của blog/ website là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nói một cách khác, các trang web phổ biến sẽ có được một thứ hạng cao trên Alexa. Tất nhiên là ngoại trừ những trường hợp mua rank hay gian lận.
Tham khảo thêm:
Vậy làm thế nào để tăng rank Alexa cho blog/ website của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả? Ngay sau đây là 10 phương pháp tốt nhất để làm điều đó.

10 Phương pháp giúp tăng rank Alexa hiệu quả nhất

1. Tăng lưu lượng truy cập vào blog/ website của bạn

Lưu lượng truy cập sẽ được cải thiện khi có nhiều người hơn ghé thăm blog/ website của bạn. Điều này thường chỉ có thể xảy ra khi blog/ website của bạn xuất hiện trên những trang đầu tiên của bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm. Vì vậy, đó là một quá trình lâu dài và cần nhiều nỗ lực. Ở đây, tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số lời khuyên giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để tăng lưu lượng truy cập blog/ website trong thời gian ngắn nhất.

Thủ thuật Non-SEO

  • Viết blog có nội dung nhất quán, không lấn sân sang quá nhiều chủ đề khác nhau.
  • Khuyến khích khách truy cập chia sẻ các bài viết.
  • Xây dựng hệ thống guest blogging (cho phép cộng tác viên đăng bài).
  • Liệt kê rõ ràng các chuyên mục trên blog/ website của bạn.

Thủ thuật SEO

  • Sử dụng các từ khóa thích hợp. Sử dụng các từ khóa trong tiêu đề trang, tiêu đề bài viết, phần mô tả và cả trong tên miền của bạn (SEO-onpage).
  • Sử dụng Alt tags cho hình ảnh và liên kết.
  • Sử dụng Anchor tags thích hợp.
  • Sử dụng các từ khóa chiến lược trong thẻ tiêu đề meta.
  • Tối ưu hóa on-site và off-site một cách thích hợp.
  • Backlinks tốt có thể giúp blog/ website của bạn có thứ hạng cao trong các công cụ tìm kiếm. Hãy sử dụng thẻ “dofollow” cho các liên kết phổ biến.
  • Tìm kiếm lưu lượng truy cập trả phí với sự trợ giúp của Google AdWordsBing Ads hoặc Facebook Ads.

2. Cài đặt thanh công cụ Alexa

Hãy cài đặt Alexa Toolbar vào tất cả trình duyệt web của bạn. (Bạn có thể tải thanh công cụ này tại đây). Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc theo dõi lưu lượng truy cập blog/ website của bạn.

3. Chèn Alexa rank widget vào blog/ website

Bạn có thể tạo các widget Alexa rank và sau đó chèn mã JavaScript của nó lên blog/ website của bạn. (Tạo widget Alexa cho trang web của bạn tại đây). Nó giúp hiển thị các số liệu thống kê xếp hạng Alexa (toàn thế giới và theo từng quốc gia) trên các blog/ website của bạn.

4. Khuyến khích khách truy cập sử dụng thanh công cụ Alexa

Đó là một nhiệm vụ rất quan trọng để giúp theo dõi lưu lượng truy cập vào blog/ website của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách tạo ra thanh công cụ tùy chỉnh của riêng mình.

5. Xác minh trang web của bạn trên Alexa.com

Khai báo website của bạn tới Alexa bằng cách sử dụng liên kết sau đây. Dưới đây là một đoạn video của Mike Barnes hướng dẫn cho bạn cách để gửi blog/ website đến Alexa.
Nếu bạn đang sử dụng WordPress, các plugin như Claim AlexaAlexa Claim and Certify sẽ cho phép bạn làm điều này một cách dễ dàng.
Cập nhật: hiện tại Alexa không còn cho phép submit miễn phí nữa, các bạn cần phải đăng ký dùng thử tài khoản trả phí của họ. Sau khi submit thành công, chỉ cần hủy thuê bao đi là được.

6. Tạo backlinks chất lượng cho blog/ website của bạn

Backlinks là chìa khóa chính để tạo ra liên kết giữa các trang web với nhau. Điều tuyệt vời là các công cụ tìm kiếm thường quan tâm đến các backlinks chất lượng tốt được liên kết với blog/ website của bạn. Nó giúp tăng lưu lượng truy cập một cách tự nhiên thông qua các công cụ tìm kiếm.
backlinks-nofollow-va-rank-alexa
Đừng tạo ra các backlinks nofollow, bởi vì các công cụ tìm kiếm thường bỏ qua chúng trong khi thu thập dữ liệu từ các trang có liên kết với blog/ website của bạn.

7. Viết nội dung hữu ích và chất lượng

Các bài viết mà bạn đăng tải trên blog/ website của mình phải có nội dung thú vị và thu hút sự quan tâm của độc giả. Nội dung liên quan đến SEO, các công cụ quản trị trang web thường rất có lợi. Trong thực tế, các blogger/ webmaster thường ghé thăm các trang web như vậy để trau dồi kiến thức, tìm kiếm các thủ thuật hữu ích giúp cải thiện blog/ website của chính họ.

8. Kết nối với các mạng xã hội

Khi các nội dung trên blog/ website của bạn được chia sẻ lên các mạng xã hội bởi khách truy cập, bạn nhiều khả năng sẽ có thêm nhiều độc giả hơn. Điều này tác động tích cực đến việc tăng rank Alexa cho blog/ website.
tang-rank-alexa-bang-mang-xa-hoi

9. Gửi website của bạn đến các thư viện web

Thư viện web sắp xếp các blog/ website theo các lĩnh vực phù hợp. Nó sẽ giúp bạn tạo ra các liên kết “inbound” phổ biến. Backlinks chất lượng tốt đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng PageRank của một blog/ website và từ đó tăng rank Alexa. Một số thư viện web quan trọng bạn có thể tham khảo là DMOZYahoo.
gui-trang-web-cua-ban-den-cac-thu-vien-web

10. Gửi blog của bạn đến các thư viện blog

Thư viện blog là nơi tổng hợp và phân loại blog theo các chủng loại khác nhau. Một khi blog của bạn được chấp thuận bởi các thư viện, bạn sẽ có cơ hội trở thành chủ sở hữu của một trong những blog có thương hiệu. Nó sẽ mang lại lưu lượng truy cập cho blog của bạn và giúp tạo ra các liên kết “inbound”. Một số thư viện blog tốt nhất mà bạn nên tham gia là TechnoratiBest of the web blogs và Boing Boing.
Bạn đang làm gì để tăng rank Alexa cho trang web của mình? Hãy chia sẻ bí quyết của bạn với chúng tôi bằng cách sử dụng khung bình luận bên dưới.